Diễn biến bất ngờ của USD trước thềm trở lại Nhà Trắng của ông Trump

Tuần lễ quan trọng của thị trường tài chính bắt đầu khi ông Donald Trump chuẩn bị nhậm chức tổng thống lần thứ hai. Nhà đầu tư toàn cầu dõi theo các chính sách ông sẽ công bố, trong bối cảnh đồng USD chịu nhiều áp lực và thị trường tiền điện tử vẫn đang bùng nổ.

Ông Donald Trump sẽ nhậm chức lần thứ hai với nhiều chính sách được mong đợi có thể thay đổi bức tranh kinh tế Mỹ và toàn cầu. Bài phát biểu nhậm chức của ông trở thành tâm điểm chú ý khi giới đầu tư hy vọng những thông điệp cụ thể về chính sách thương mại và tiền tệ sẽ được hé lộ.

Trước thềm sự kiện, thị trường tài chính Mỹ đóng cửa, khiến giao dịch tại các khu vực khác thưa thớt. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông cũng gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt sau khi một lệnh ngừng bắn tạm thời được thiết lập.

Đồng USD đang ở thế phòng thủ khi chỉ số đồng đô la Mỹ (Dollar Index) giảm 0,16% xuống còn 109,16, gần mức cao nhất trong 26 tháng là 110,17 đạt được tuần trước. Mặc dù vậy, sự tăng trưởng 4% của đồng USD kể từ kỳ bầu cử hồi tháng 11 vẫn phản ánh niềm tin của thị trường rằng các chính sách của Trump có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dù đi kèm nguy cơ lạm phát cao.

Diễn biến bất ngờ của USD trước thềm trở lại Nhà Trắng của ông Trump - 1

Trong khi đó, đồng euro tăng nhẹ 0,26% so với USD, đạt 1,0297 USD, còn bảng Anh cũng tăng 0,27%, đạt 1,2201 USD. Tuy nhiên, cả hai vẫn chịu áp lực do các chính sách thuế quan tiềm năng từ Mỹ.

Thị trường tiền điện tử tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt khi ông Trump đã tự định vị mình là một "tổng thống ủng hộ tiền số." Vào cuối tuần qua, token kỹ thuật số do Trump phát hành đã tăng vọt lên hơn 70 USD, đạt giá trị vốn hóa hơn 15 tỷ USD, trước khi giảm xuống còn 42 USD.

Bitcoin – đồng tiền số lớn nhất thế giới – hiện giao dịch ở mức 101.434 USD, tăng 80% kể từ kỳ bầu cử, và đạt đỉnh cao mới vào tháng 12.

Yến Nhi (Theo Reuters)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Amsterdam, “Venice phương Bắc”

Amsterdam, “Venice phương Bắc”

Amsterdam, thủ đô của Vương quốc Hà Lan, một quốc gia nhỏ ở Tây Âu với hơn 40% lãnh thổ thấp hơn mặt nước biển từ 1 đến 2 mét. Hà Lan nói chung và Amsterdam nói riêng hệ thống kênh rạch và đê biển đóng một vai trò hết sức quan trọng. Người dân thủ đô Amsterdam coi kênh rạch không chỉ là công trình thủy lợi mà còn là công trình văn hóa độc đáo được xây dựng qua bao thế kỷ.

Potsdam – thành phố Hollywood của Đức

Potsdam – thành phố Hollywood của Đức

Potsdam đặc biệt nổi tiếng về di sản văn hóa là thành phố ngự trị của Vương quốc Phổ, với nhiều lâu đài, cung điện, vườn hoa, nơi được ví là Hollywood của Đức. Potsdam nằm về phía Bắc nước Đức thuộc bang Brandenburg, là thành phố đông dân nhất của bang. Potsdam cách thủ đô Berlin khoảng 60km.

Roma - Thành phố nghìn năm tuổi

Roma - Thành phố nghìn năm tuổi

Theo truyền thuyết, Roma là tên một thành phố do vị vua đầu tiên của Italia là Romulus đặt, lúc ông được tôn làm vua năm 753 Trước công nguyên (TCN). Lúc đầu Roma là sự hợp nhất của các làng nằm trên các ngọn đồi Roma. Nhưng đến khoảng thế kỷ thứ VI và thứ V TCN, Roma phát triển nhanh và chẳng bao lâu trở thành thủ đô của một đế quốc rộng lớn, thâu tóm hầu hết các vùng đất ven biển