Tranh đồ họa thắt chặt tình hữu nghị ASEAN
“Triển lãm Tranh Đồ hoạ các nước ASEAN lần thứ 3 - Việt Nam 2020” ngày 6/11 tại Hà Nội hướng tới tăng cường sự giao lưu hội họa, gắn bó tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các nước khu vực Đông Nam Á.
Tại buổi khai mạc, họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật nhận định, dù Việt Nam tiếp tục là nước chủ nhà lần thứ ba, việc kết nối các nước trong Đông Nam Á và đăng cai Triển lãm Tranh đồ họa các nước ASEAN năm 2020 vẫn luôn là điều vinh dự và tự hào. Dù cơ hội rộng mở, điều đó cũng đặt ra vô vàn thách thức cho sự phát triển bền vững của nghệ thuật đồ họa thế giới và Việt Nam.
Đối với những họa sĩ Việt Nam và các quốc gia khối ASEAN, triển lãm là dịp để giới thiệu văn hóa, con người của mỗi nước trong khu vực qua những tác phẩm đồ họa đặc sắc. Triển lãm trưng bày 117 tác phẩm trong tổng số 345 tác phẩm của các tác giả từ 10 quốc gia ASEAN đăng kí dự “Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN lần thứ 3 – Việt Nam 2020” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại các nước ASEAM tổ chức.
Trong số các tác phẩm được trưng bày, Hội đồng nghệ thuật gồm các nhà chuyên môn tới từ ba nước Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản đã chọn ra 11 tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng, gồm có 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 05 giải Khuyến khích, hầu hết đến từ các nước Việt Nam, Thái Lan và Phillipin.
Bộ ba tác phẩm giành giải nhất của tác giả Chakrit Lapaudomloet, Thái Lan.Những tác phẩm tham dự có nội dung phong phú về đề tài cuộc sống, con người, phong cảnh thiên nhiên, đất nước, những vấn đề của cuộc sống đương đại, những câu truyện cổ xa xưa,… Nổi bật nhất là sự đa dạng về hình thức, kỹ thuật thể hiện và ứng dụng nhiều phương pháp của nghệ thuật tranh in như: tranh in nổi (gồm khắc gỗ, khắc cao su, khắc bia và các kỹ thuật in nổi khác); tranh in lõm (gồm khắc kim loại, khắc mica, khắc trên phim, khắc lõm cảm quang, collagraph); tranh in phẳng (in đá, litho trên kim loại, litho trên gỗ); tranh in xuyên (in lưới, in trổ khuôn); tranh in độc bản; tranh in các kỹ thuật khác (cyanotype (blue print), gunprint, tranh in kỹ thuật số); tranh in đa chiều (sắp đặt tranh in, book art tranh in, tranh in nhiều lớp).
Awang Budiman Phiên bản SEA GAME 2099, Tranh kĩ thuật số, 59,4 x 84,1cmKhông chỉ dừng lại ở sự phong phú và đa dạng, qua những tác phẩm được trưng bày, các họa sĩ còn cho thấy nỗ lực tìm tòi, thể nghiệm của các nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nhằm mang lại sự mới mẻ, thú vị cho từng tác phẩm, kích thích thị giác và truyền tải ý nghĩa sâu sắc tới công chúng chỉ với những biểu đạt tinh tế do kỹ thuật in mang lại nhưtác phẩm sắp đặt tranh in khắc gỗ “Nhân quả & Trách nhiệm hành động” đầy tính biểu đạt của họa sĩ Lê Thị Thu Hương. Hầu hết các tranh in trong tác phẩm được in trên giấy dó truyền thống, chất liệu đã xuất hiện trong đời sống văn hóa người Việt và có vai trò quan trọng trong nghệ thuật dân gian, làm đọng lai chút cảm giác hoài cổ trong hình thức thể hiện hiện hiện đại.
Nhân quả và trách nhiệm hành động, Sắp đặt tranh in trên gỗ, 160 x 200 cm.Tác phẩm lấy cảm hứng từ luật nhân quả thông qua 12 nhãn duyên mà cách đây 2500 năm đức Phật Sakyamuni đã lần đầu tiên mang đến cho nhân loại.
Điều tác phẩm hướng tới là vẻ đẹp tinh thần và ý nghĩa sâu sắc của nhân sinh quan và thế giới quan hàm chứa trong 12 nhân duyên, nhắc chúng ta ý thức về các hành động của mình, cho chúng ta biết rằng đời sống của chúng ta nằm trong đôi tay của chính mình và được quyết định bởi các hành động trong đời sống hàng ngày của mỗi người. Trên hành trình tìm cầu sự bình yên và hạnh phúc chân thật, dù là một cá nhân hoạc một quốc gia hay khu vực, tinh hoa trí tuệ này chắc chắn sẽ giúp chúng ta đi tới đích.
Triển lãm mở cửa từ nay đến hết ngày 25/11/2020 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), Tầng B1-R3, Royal City 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tĩnh vật táo (Tái cấu trúc tranh Cezanne), Sắp đặt gỗ in trên vải, 100 x 80 cmTheo QĐND
NoneBình luận