Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 7): Nền giáo dục hiện đại - Đối tượng

Dễ gây hiểu lầm là mệnh đề Trẻ em là chủ thể, chủ thể sự sống, chủ thể tư duy, chủ thể trong giáo dục. Nếu chấp nhận Trẻ em là chủ thể thì những gì còn lại đều ở phía bên kia - Đối tượng.

Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 6): Nền giáo dục hiện đại - Chủ thể

Chủ thể/ Đối tượng là cặp khái niệm cơ bản nhất, về cả lịch sử lẫn triết học, của sự sống, của Giáo dục.

Sự sống xuất hiện, làm nên lịch sử.

Triết học song hành cùng lịch sử, với các phạm trù:

- Phạm trù cây

- Phạm trù con

- Phạm trù người

Các phạm trù này cao thấp hơn nhau về tâm nguyên lý triết học.

Phạm trù người đạt đến tầm triết học cao nhất, đặc trưng bởi ý thức.

Người là thực thể sống có ý thức: ý thức cộng đồng, ý thức cá nhân…

Trong quá trình vận động lịch sử, Phạm trù người phát triển thành các phạm trù:

- Phạm trù đẳng cấp

- Phạm trù giai cấp

- Phạm trù cá nhân

TRẺ EM HIỆN ĐẠI sinh ra khi Phạm trù người đã phát triển đến Phạm trù cá nhân.

Phạm trù cá nhân là anh hùng thời đại, dẫn dắt lịch sử hiện đại vươn lên ngang tầm triết học hiện đại.

Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 7): Nền giáo dục hiện đại - Đối tượng - 1

Ảnh minh họa

*

*     *

CHỦ THỂ / ĐỐI TƯỢNG là cặp khái niệm cốt lõi của giáo dục hiện đại, cả lịch sử lẫn triết học.

CHỦ THỂ, ở điểm xuất phát lịch sử, là sự sống, vận động – phát triển bằng năng lượng do ĐỐI TƯỢNG cấp cho.

SỰ SỐNG xuất hiện với tư cách MỤC ĐÍCH của lịch sử ở thời điểm đó, thì GIỚI VÔ CƠ có sẵn là ĐIỀU KIỆN / PHƯƠNG TIỆN phục vụ cho mục đích ấy.

Sự sống tự sinh ra chính mình là mệnh đề gốc về cả lịch sử lẫn triết học.

Trẻ em tự sinh ra chính mình, tự trở thành chính mình là định hướng triết học cho thực tiễn giáo dục (với tư cách lịch sử).

Trẻ em là CHỦ THỂ.

Phần còn lại thuộc ĐỐI TƯỢNG.

CHỦ THỂ là thực thể tự sinh thành, ngay từ sự gặp gỡ của hai nhân tố khác dấu, kết làm một trong lòng Mẹ. Ngay từ giây phút đầu tiên, thực thể sống ấy đã là CHỦ THỂ tự sinh ra chính mình.

Trẻ em tự sinh thành với tư cách CHỦ THỂ. Những gì còn lại thuộc phía bên kia – ĐỐI TƯỢNG, cấp năng lượng cho CHỦ THỂ tồn tại – trưởng thành – phát triển.

*

*    *

Ngày nay, Trẻ em sinh ra, lớn lên, đến trường đi học… toàn bộ cuộc sống của em là cuộc sống của CHỦ THỂ, thành tựu của toàn bộ lịch sử trước đó.

Ngay từ đầu, SỰ SỐNG là CHỦ THỂ, là thực thể sống, tiếp nhận năng lượng từ ngoài, từ ĐỐI TƯỢNG - Giới vô cơ.

Giới vô cơ có từ bao giờ đến bây giờ.

Sự sống xuất hiện với tư cách CHỦ THỂ thì Giới vô cơ trở thành ĐỐI TƯỢNG, cấp năng lượng cho Chủ thể sống – vận động – phát triển.

SỰ SỐNG là thực thể vận động, tiếp nhận năng lượng từ ngoài để thực thi hai quá trình làm nên lịch sử TRƯỞNG THÀNH và PHÁT TRIỂN.

Lịch sử là lịch sử sự sống của CHỦ THỂ - thực thể sống.

Giới vô cơ có sẵn cấp năng lượng cho CHỦ THỂ sống – tồn tại – vận động – phát triển.

Quá trình sống – vận động – phát triển của CHỦ THỂ làm nên lịch sử. Triết học nhìn nhận lịch sử theo cách của mình, theo các phạm trù:

Phạm trù 1 – Thực vật / cây

Phạm trù 2 – Động vật / con

Phạm trù 3 – Người

Mỗi Phạm trù được “định nghĩa” bởi cặp khái niệm: CHỦ THỂ / ĐỐI TƯỢNG.

Đối tượng cấp năng lượng cho Chủ thể sống – vận động – chuyển hoá.

CHỦ THỂ đầu tiên, ở điểm xuất phát, là thực thể sống đơn giản nhất, với một “cơ thể” định hình, ví dụ: Rong rêu.

Sự phân biệt rành rẽ, này là cơ thể, này là linh hồn (tinh thần) chỉ là sự quy ước hợp lý.

Triết học nhìn lịch sử theo “con mắt” của mình, phân loại các thực thể sống theo các Phạm trù: này là Thực vật, này là Động vật, nọ là Người.

Mỗi phạm trù triết học tương ứng với một trình độ phát triển sự sống trên thực tiễn lịch sử.

Sự sống coi mình là CHỦ THỂ. Những gì cần cho Chủ thể sống – vận động – phát triển… đều ở phía bên kia ĐỐI TƯỢNG.

Chủ thể - Thực vật có Đối tượng là Giới vô cơ.

Chủ thể - Động vật có Đối tượng là Giới vô cơ và Thực vật.

Chủ thể - Người có Đối tượng là Giới vô cơ, Thực vật, Động vật và cả chính mình.

GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI cho CHỦ THỂ là TRẺ EM hiện đại. ĐỐI TƯỢNG là tất cả những gì còn lại.

Dễ gây hiểu lầm là mệnh đề Trẻ em là chủ thể, chủ thể sự sống, chủ thể tư duy, chủ thể trong giáo dục. Nếu chấp nhận Trẻ em là chủ thể thì những gì còn lại đều ở phía bên kia – ĐỐI TƯỢNG.

*

*     *

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong lịch sử hiện đại phải được định hướng triết học theo Phạm trù cá nhân với cặp khái niệm cốt lõi: Chủ thể / Đối tượng.

NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI dành cho:

- Chủ thể là TRẺ EM HIỆN ĐẠI.

- Đối tượng là phần còn lại.

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cần được xử lý theo định hướng triết học với cặp khái niệm Chủ thể / Đối tượng.

Đón đọc > Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 8): Vật thật/ Vật thay thế

Hồ Ngọc Đại

Tin liên quan

Tin mới nhất