Khởi nghĩa Bảy Thưa và một số di tích tiêu biểu
Châu Phú và Châu Thành là hai huyện thuần nông của tỉnh An Giang với những cánh đồng trải bạt ngàn. Tuy nhiên không chỉ vậy, nơi đây còn là địa bàn gắn liền với cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa chống Pháp của nghĩa binh Gia Nghị do Quản cơ Trần Văn Thành lãnh đạo. Ngày nay, hai huyện này còn nhiều di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa. Hằng năm, đến ngày 21 tháng 2 âm lịch, nhân dân trong vùng lại long trọng tưởng niệm ngày nghĩa quân bị đàn áp, đến nay vừa tròn 150 năm (1873 - 2023).
“Láng” là từ ngữ mà người miền Tây dùng để chỉ vùng đất ngập úng. Láng Linh mang ý nghĩa ngập đầy nước, linh binh, linh láng… lại có người giải thích là linh thiêng. Ở đây có nhiều cây trát thưa, với câu ca dao xưa: “Bãi bồi mọc những trát thưa / Thương em đi sớm về trưa một mình.” Từ “Bảy Thưa” đúng ra là “Bãi Thưa” với ý nghĩa bãi đất mọc nhiều cây trát thưa, tuy nhiên gọi lâu dần thành quen và trở nên sai lệch.
Đồng Láng Linh và rừng Bảy Thưa là vùng đất trũng phèn rộng lớn ở huyện Châu Phú và Châu Thành. Nơi đây được người xưa gọi là “nê địa” tức là vùng đất sình lầy, ẩm thấp, ngập nước… Bởi lẽ vào mùa nước nổi, vùng đất nàynầy gần như bị nhấn chìm hoàn toàn trong biển nước. Mùa khô, những cánh đồng lau sậy bạt ngàn hiện ra giữa những ao tù nước đọng, khó có thể di chuyển.
Dinh Sơn Trung Bửu Hương tự
Khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa là phong trào chống Pháp với quy mô lớn của nghĩa binh Gia Nghị dưới sự chỉ huy của thủ lãnh Trần Văn Thành. Ông sinh khoảng năm 1820 tại làng Bình Thạnh Đông, tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (ngày nay là xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Thời trai trẻ, ông từng tham gia quân đội triều Nguyễn, lập nhiều công trạng, thăng đến chức Chánh Quản cơ. Sau đó, ông đến quy y với Đức Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên, 1807 - 1856) và trở thành một trong những đại đệ tử của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông được thầy phân công đi khẩn hoang vùng Láng Linh, hình thành trại ruộng mang tên là Bửu Hương các.
Năm 1867, Pháp chiếm An Giang, ông chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp đặt tên là Gia Nghị binh. Đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa là đồn Hưng Trung, xung quanh có nhiều đồn nhỏ với phòng tuyến vững chắc. Họ tự rèn đúc vũ khí, chế tạo súng và được nhân dân tiếp tế lương thực. Nghĩa quân tổ chức thắng lợi nhiều trận đánh, gây cho Pháp hoang mang lớn. Pháp nhiều lần xâm nhập căn cứ nhưng bất thành do không quen địa hình sình lầy. Chúng gửi thư chiêu dụ Trần Văn Thành nhưng ông kiên quyết không đầu hàng.
Đầu năm 1873, Pháp tổ chức càn quét lớn vào căn cứ, tấn công từ ba phía rồi tiến vào đại bản doanh Hưng Trung. Trước sự đàn áp mạnh mẽ của địch, binh Gia Nghị dù cố gắng chống trả ngoan cường, nhưng do lực lượng chênh lệch và vũ khí thô sơ nên đã bị đánh bại. Theo dân gian, Trần Văn Thành cùng một số ít tàn quân rút sâu vào vùng Thất Sơn, sau đó không ai biết tung tích. Đó là ngày 21 tháng 2 âm lịch năm 1873.
Hào khí bất khuất của nghĩa binh Gia Nghị được người đời sau mô tả qua câu: “Thà thua xuống láng, xuống bưng / Kéo ra đầu giặc lỗi chưng quân thần.” Quản cơ Trần Văn Thành được nhân dân An Giang gọi một cách tôn kính là Đức Cố Quản. Hằng năm, lễ Vía Đức Cố Quản diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 2 âm lịch, thu hút hàng vạn người từ khắp nơi tham dự. Từ năm 2003, lễ Vía Đức Cố Quản được chọn làm Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Châu Phú.
Di tích quan trọng nhất gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa là Bửu Hương tự, người địa phương thường gọi là dinh Đức Cố, tọa lạc ở xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú), được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Di tích nằm trong khuôn viên rộng rãi, phía trước có ao sen lớn, xung quanh có nhiều cổ thụ sum suê. Công trình có kiến trúc đơn giản, bố cục hài hòa, mang phong cách truyền thống Nam Bộ. Nội thất là một không gian mang đậm chất dân tộc, uy nghi mà gần gũi, bởi vừa mang dáng vẻ chùa miếu, vừa có nét như một ngôi nhà cổ Nam Bộ. Chánh điện thờ Đức Phật Thầy Tây An phía trước, Đức Cố Quản phía sau, ngoài ra có nhiều bàn thờ các nghĩa sĩ trong cuộc khởi nghĩa, các tín đồ vị quốc vong thân…
Nơi đây là phần đất mà gia đình Trần Văn Thành và tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đã khai hoang để lập trại ruộng Bửu Hương các. Sau khi khởi nghĩa thất bại, vợ con ông về ẩn lánh trên phần đất nàynầy. Con trai trưởng của Trần Văn Thành là Trần Văn Nhu đã xây dựng Bửu Hương tự vào những năm đầu thế kỷ XX. Lúc đó, chùa ngoài mặt là nơi thờ Phật, nhưng thực chất là nơi tưởng niệm nghĩa binh Gia Nghị.
Năm 1913, khi nhân dân lén lút tổ chức lễ kỷ niệm Đức Cố Quản, quân Pháp được mật báo đã kéo đến bao vây, bắt bớ, đốt phá. Sau nàynầy, người địa phương nhiều lần cất lại chùa trên nền cũ, nhưng Pháp cũng nhiều lần kéo đến khủng bố. Năm 1952, nhân dân chung tay xây dựng lại ngôi chùa khang trang, nhưng mãi đến năm 1997 mới được trang trí hoàn thiện như hiện nay. Cách Bửu Hương tự không xa là đền thờ Bà Cố Quản Nguyễn Thị Thạnh - vợ Đức Cố Quản. Bà là người có công cùng chồng khai khẩn vùng Láng Linh, tiếp tế cho nghĩa quân kháng chiến.
Di tích nổi tiếng không kém là dinh Sơn Trung, tọa lạc ở xã Vĩnh An (huyện Châu Thành), căn cứ chế tạo vũ khí của nghĩa binh Gia Nghị. Buổi đầu, nhân dân cất tạm một ngôi thờ bằng tre lá, nằm trên gò đất cao, để kỷ niệm dấu tích của tiền nhân. Đầu thập niên 1950, đền thờ được xây dựng và sau nhiều lần trùng tu đã trở thành một công trình đồ sộ.
Từ ngoài vào, dinh Sơn Trung mang lối kiến trúc trang nghiêm nhưng cũng hiện đại và lạ mắt. Điểm nhấn là nhiều ngôi cổ lầu chồng lên nhau theo nhiều tầng (theo trục dọc) và nhiều lớp (theo trục ngang), mang phong cách mới lạ. Nội thất dinh được trang trí lộng lẫy với nhiều vật thờ được phục hiện sinh động, mang phong cách cổ xưa, như những án thờ trang nghiêm, chiếc giường thờ cổ kính, các bao lam thành vọng… tất cả được chạm khắc tinh xảo và sơn son thếp vàng. Chánh điện ngoài thờ phượng Đức Cố Quản và nghĩa quân, còn lưu giữ nhiều hiện vật được bà con tìm thấy ở vùng đất nàynầy như kiếm, mâm đồng, chén dĩa…
Phía sau chánh điện, mô hình lò rèn Bảy Thưa được phục dựng bằng tượng xi măng để tưởng niệm và đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách. Hình ảnh những binh sĩ ngày xưa miệt mài rèn đúc vũ khí phục vụ cho công cuộc chống giặc ngoại xâm được tái hiện giản dị mà sinh động. Toàn bộ khu di tích có diện tích rất rộng lớn, khuôn viên mát mẻ, tĩnh lặng, không khí trong lành.
Ngoài ra, tại trung tâm thị trấn Cái Dầu - huyện lỵ huyện Châu Phú có công viên Trần Văn Thành nằm đối diện khu hành chínhánh huyện với điểm nhấn là tượng đài Quản cơ Trần Văn Thành. Tượng cao 15 mét, nằm giữa một không gian rộng lớn, tác giả là nhà điêu khắc Trần Thanh Phong, hoàn thành năm 2003. Tượng tạc hình ảnh Trần Văn Thành đứng oai vệ trên chiếc xuồng đang lướt trên sóng nước, mặt ngẩng cao hướng về Láng Linh, tay cầm kiếm như chuẩn bị xông vào trận.
Bước vào trung tâm thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang), du khách sẽ bắt gặp một kiến trúc cổ kính, đồ sộ, uy nghiêm giữa...
Bình luận