Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm: Khóa cuối Đông Dương

Là một họa sĩ điển hình cho sự nhất quán giữa con người và nghệ thuật, quả nhiên, các tác phẩm của ông chính là sự biểu hiện cho tư tưởng, khí phách, tâm hồn của một người chiến sĩ đã sôi nổi sống và chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm, bí danh là Huỳnh Tư (trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp). Sinh ở xã Bình Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An cũ (nay là thành phố Tân An). Từ 1940, ông học tại Trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định.

1941-1945, học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, bị dở dang do trường giải thể vì Nhật đảo chính Pháp.

Từ tháng 5/1945, ông tham gia cách mạng và đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: đội trưởng đội du kích thị xã Tân An, phó bí thư Tỉnh ủy Tân An (1946), đại biểu Quốc hội tỉnh Tân An (ba khóa, 1946-1965), ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Trung ương, chi hội phó Hội Văn nghệ Nam Bộ, trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Tân An, ủy viên Ban In giấy bạc Nam Bộ. 1954, tập kết ra Bắc, ông công tác tại Nhà xuất bản Mỹ thuật – Âm nhạc, sau chuyển sang làm cán bộ chủ chốt tại Hội Mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Thường vụ, từng giữ cương vị Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật.

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm: Khóa cuối Đông Dương - 1

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm (1922-1987)

Là một họa sĩ điển hình cho sự nhất quán giữa con người và nghệ thuật, quả nhiên, các tác phẩm của ông chính là sự biểu hiện cho tư tưởng, khí phách, tâm hồn của một người chiến sĩ đã sôi nổi sống và chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Từ một chàng sinh viên có phong cách sinh hoạt “phóng túng”, với một lối vẽ sơn dầu theo mảng phẳng “mắt, mũi, miệng gần như không có hình… cho cảm giác cô người mẫu xinh đẹp diện rất mốt… là hiện thân của cái duyên dáng” (Chân dung Hortense Vouilion, 1943) Tại Salon Unique 1944, bức tranh sơn dầu của Huỳnh Văn Gấm vẽ Vouillon đã được giải thưởng của Toàn quyền Đông Dương. Đúng 20 năm sau, 1963, như một sự tương phản tất yếu – bằng tinh thần “nghệ sĩ - công dân” của mình, và bằng chất liệu sơn mài truyền thống, ông đã thể hiện thành công những dáng vẻ uy phong lẫm liệt của đội quân tóc dài trên trận tuyến đấu tranh trực diện trước kẻ thù xâm lược – trong một tác phẩm hiện thực bậc nhất: Trái tim và nòng súng (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm: Khóa cuối Đông Dương - 2

Huỳnh Văn Gấm, Cụ Hồ Chí Minh. 1947. Bột màu, bản in

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm: Khóa cuối Đông Dương - 3

Phút giải lao. 1960. Sơn mài

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm: Khóa cuối Đông Dương - 4

Trái tim và nòng súng. 1963. Sơn mài

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm: Khóa cuối Đông Dương - 5

Cô Liên. 1962. Sơn mài. 66x45cm

Đi vào khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa qua một “tính cách Nam Bộ” từng trải và mạnh mẽ, ông đã đem đến cho hội họa sơn mài một hiệu quả phi thường của nghệ thuật diễn tả ánh sáng tập trung và khối nổi – khả dĩ ứng dụng trên những bố cục quy mô hoành tráng có sức chuyển tải những chủ đề tư tưởng lớn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Ngoài đỉnh cao Trái tim và nòng súng và hàng loạt các tác phẩm “đề tài” khác như Nam Kỳ khởi nghĩa 1940, Họp Công hội đỏ, Ngô Gia Tự, Võ Thị Sáu cùng một số tranh cổ động chính trị không kém phần đặc sắc – với những Cô Liên (1958, sơn mài, BTMTVN) hay Thiếu nữ đọc sách (1962, sơn dầu) – biệt tài vẽ chân dung của ông đã lại càng được chứng tỏ.

Ông học trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương niên khóa 1941 – 1945 cùng với Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Tạ Thúc Bình. Năm 1944 Cách mạng đã đến gần lắm, người ta vẫn còn thấy ông mải mê vẽ chân dung Bùi Xuân Phái, rồi vẽ tiếp phong cảnh Sơn Tây. Bị dở dang do trường giải thể vì Nhật đảo chính Pháp.

Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, Hội Mỹ thuật sơ tán lên Đông Du, Hà Bắc, có một chị là vợ cán bộ, người cùng cơ quan với Huỳnh Văn Gấm từ Hà Nội lên thăm chồng, thấy Gấm quần nâu áo vải quê mùa, cứ tưởng ông là ông nông dân chủ nhà, nên chị một hai thưa gởi cẩn thận và cung kính gọi bằng bác.

Năm ông đi công tác ở Cuba về, ông đến nhà Quang Phòng vào lúc đêm đã khuya, đứa con thứ hai lên sáu của Quang Phòng thoạt đầu cứ ngớ là ông Tây – nhất là thấy ông uống rượu Camay trong chai nhãn vàng sáng lóa, hút điếu xì gà Havan to tướng thì cứ giương mắt nhìn trân trân. Huỳnh Văn Gấm gọi cháu cho kẹo, thằng bé chẳng dám lại. Quang Phòng ngây ra ngắm nhìn dáng cao lớn, tráng kiện trong bộ quân phục sĩ quan cao cấp của quân giải phóng màu cỏ úa đậm, gương mặt trẻ ra đến mươi tuổi, Quang Phòng chịu, không tìm đâu ra dấu vết người bạn xềnh xoàng, cái vét tông xám bạc, cái quần kaki cũ…

Sau ngày ông Gấm được Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam cử làm đại diện đi dự Đại hội Văn hóa ba châu: Á – Phi – Mỹ Latinh, tổ chức ở Habana, năm 1968.

Thời kỳ đang còn trên ghế Trường Mỹ thuật hay về sau là một nghệ sĩ sáng tác, tác phẩm của ông không nhiều. Nhưng, cái gì ông đã bày ra thì người xem thật khó quên. Trước nhất là cái táo bạo, mới mẻ của nó. ông rất khắt khe với mình, mỗi lần lại đổi mới cách làm. Có lần ông vẽ, bạn bè thấy đẹp quá rồi, họ muốn kêu lên để ông dừng lại. Nhưng, ông lại quá tay làm hỏng mất. Thấy bạn cụt hứng, ông có vẻ hơi ngượng, vỗ về: "Cứ để im mặc mình nhé! Mình làm mãi rồi cũng phải ra".

Với cung cách làm việc như vậy, ông vẽ rất nhiều mà tranh chẳng có bao nhiêu. Cứ thấy chưa thực sự vừa lòng là ông xóa bỏ.

Xuề xòa, giản dị, Gấm rất dễ hòa vào cuộc sống chung quanh và thích nghi với mọi hoàn cảnh thiếu thốn của mình.

Thực tình không bao giờ ông muốn để cho mọi người thấy mình có vẻ gì quan trọng khi nói về thành tích. Ông thường thốt ra lời với cái giọng buồn buồn: “Lắm cha làm thì chẳng bằng ai mà tự đánh giá mình thì cao bỏ mẹ”. Họa sĩ Quang Phòng giới thiệu với mọi người về ông như thế.

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm như đã nói trên, ông không nhiều tác phẩm, những tác phẩm đã ra đời hầu như tập trung vào đề tài Cáng mạng và Kháng chiến. “Trái tim và nòng súng”, “Nam kỳ khởi nghĩa 1940’, “Công hội đỏ”, “Ngô Gia Tự”, “Võ Thị Sáu”, “Bác Hồ thời thơ ấu”; ông thể hiện đề tài Cách mạng với một tình cảm chân thành mà không phải bất cứ họa sĩ nào cũng có.

Cuối đời, một điều không may ập đến: Ông vừa đạt được giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý, bạn bè mừng rỡ cho ông thì quái ác ông mắc phải chứng ung thư phổi!… Vẫn biết đấy là nan bệnh y phải nằm viện điều trị, nhưng ông vẫn là thành viên nhiệt thành của Ban nghiên cứu lịch sử của quê hương.

Ông xem thường cái chết và vẫn lạc quan, phóng túng vô kỷ luật, nằm viện mà vẫn trèo rào ra ngoài tìm một quán vắng vẻ để “Hưởng cái thú khề khà, yên lặng, trầm ngâm…” với đầu gà hay cổ cánh luộc và một chai xị đế.

PV (Tổng hợp)

Tin liên quan

Tin mới nhất