Trương Tuyết Mai và … những cơn bão

Nghe các đồng nghiệp ca tụng về Trương Tuyết Mai, một vài vị mày râu còn kháo nhau: Nàng xinh đẹp, dịu dàng là thế mà luôn chứa chất trong lòng một trời giông bão, tôi bỗng tò mò và có nhu cầu… muốn gặp chị. Đang chưa có dịp (vì chị sống ở Sài Gòn) thì một Đại hội nhạc sĩ toàn quốc diễn ra.

Đó là những năm tháng không thể nào quên của thế hệ chúng tôi - 1967 - năm nước sôi lửa bỏng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngày ấy, tôi đang là sinh viên, sơ tán ở một vùng rừng núi Thái Nguyên. Vì mê âm nhạc từ nhỏ và có ý muốn tập toạng sáng tác mà hầu như không bỏ qua một bài hát mới nào ở trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam.

Trong âm điệu hào hùng, rộn rã khí thế chiến đấu và chiến thắng của hầu hết bài hát được vang lên khi ấy, tôi có ấn tượng tốt về một bài hát được trình bày dưới dạng tốp ca nam có nhan đề Xe ta ơi! Lên đường! của một tác giả lần đầu tiên xuất hiện: Trương Tuyết Mai.

Trương Tuyết Mai và … những cơn bão - 1

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai.

Công bằng mà nói, bài hát chưa thật xuất sắc đến mức làm lu mờ những bài hát khác cùng phát trong một chương trình, nhưng đủ để tôi nhập tâm tên tác giả. Dẫu sao thì tôi cũng ít nhiều nể phục một nữ tác giả nào đó đã viết được một bài hát rất có không khí, giai điệu bài hát rất khoẻ khoắn, có vẻ nam tính. Lại càng phục hơn khi sau đó một thời gian, tôi được biết chị chỉ hơn tôi vài tuổi, lúc sáng tác bài này, chỉ là một nhạc công vừa học xong trung cấp âm nhạc chứ chưa phải là nhạc sĩ.

Và những ngày tháng sau đó, bài hát trên trở nên quen thuộc thành quen biết vì được vang lên nhiều lần trên làn sóng phát thanh. Có lẽ đang đà phấn hứng, người nữ tác giả trẻ kia đã có tiếp tục có một loạt bài khác được phát trên Đài mà âm điệu chung đều toát lên vẻ tươi trẻ, lạc quan, đầy sức sống: Thừa thắng ta đi, Ơi anh giao liên, Hành khúc công nhân, Nụ cười chiến thắng… Trương Tuyết Mai bắt đầu ít nhiều được biết đến từ đó, bởi những người đẹp cầm bút luôn ít ỏi, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc, nên một nữ tác giả có bài hát được nhiều người biết đến càng trở nên quý hiếm.

Bẵng đi rất nhiều năm, sau ngày thống nhất đất nước, một lần vào thành phố Hồ Chí Minh, tôi được một bạn văn nghệ đưa đi chơi đây đó. Lần đầu tiên trong dịp này, tôi được tiếp xúc với một số nhạc sĩ tên tuổi phần lớn ở lớp đàn anh. Người bạn nọ gợi ý đưa đến thăm Trương Tuyết Mai nhưng tôi đã từ chối bởi một lý do tế nhị không muốn nói ra: Xưa nay tôi vốn “dị ứng” với những người sáng tác thuộc phái yếu bởi một định kiến có thể rất sai lầm rằng phụ nữ mà cầm bút sáng tác thì đa phần là không được bình thường. Dường như đọc được ý nghĩ này, người bạn của tôi đã khẳng định: “Ông cứ gặp Mai mà xem, chị ấy hay lắm đó”. Nhưng tôi từ chối.

Rồi đến một ngày kia, khoảng những năm 1986, 1987 gì đó, đang ở Hà Nội, tôi bỗng thấy xuất hiện một bài hát viết về Huế thật dễ thương: “Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ. Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt. Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được, nét dịu dàng pha lẫn trầm tư…”, tác giả lại là Trương Tuyết Mai.

Lần này thì ấn tượng đến với tôi thật đặc biệt. Bài hát quá xuất sắc khiến tôi có cảm giác khó có sự hoàn chỉnh nào hơn. Và lần này tôi thực sự bái phục nữ tác giả mình chưa hề gặp mặt kia, bởi chị đã viết về một xứ sở có thể nói là đẹp, nên thơ, có quá nhiều điều để nói vào hạng nhất nhì cả nước, lại đã có không ít những bài hát rất nổi tiếng.

Tôi cũng đã từng đặt chân đến Huế nhiều lần, bị choáng ngợp giữa “ xứ mơ màng, xứ thơ” – (nói theo cách nói của Tố Hữu) - mà không cất lên được nốt nhạc nào. Vậy mà chị Mai đã có được bài hát thoát hẳn khỏi cái bóng củacuả những bài hát cũ: Nhớ về quê mẹ (Vân Đông), Mưa trên phố Huế ( Châu Kỳ), Trên sông Hương ( Nguyễn Văn Thương), Đêm tàn Bến Ngự ( Dương Thiệu Tước)…

Trương Tuyết Mai và … những cơn bão - 2

Cảnh đẹp nên thơ của xứ Huế

Điều thú vị là cùng khai thác chất liệu hò mái nhì, mái đẩy quen thuộc ở Huế mà bài của chị Mai vẫn có những nét đẹp riêng không thể lẫn với những bài khác. Cho đến những năm 90 của thế kỷ trước thì bài hát đã quá quen thuộc. Tại các hội diễn ca múa nhạc ở Hà Nội và rất nhiều địa phương, người ta đổ xô tìm đến Huế - tình yêu của tôi để đưa lên sân khấu.

Nếu ai đó muốn chứng minh một chân lý: Có những bài hát có giá trị cao siêu nhưng không được nhiều người đón nhận, lại có những bài hát được số đông vồ vập ban đầu nhưng tầm thường, “mô-ve gu” và trường hợp thứ ba: vừa rất nghệ thuật, lại được công chúng nồng nhiệt hưởng ứng, thì bài về Huế của chị Mai ở vào trường hợp này. Không thước đo nào chính xác hơn để minh định giá trị củacuả một tác phẩm bằng công chúng và thời gian. Huế - tình yêu của tôi đến hôm nay vẫn duy trì được ngọn lửa nồng đượm trong tình yêu của người hâm mộ, mặc dù đã ra đời gần 40 năm.

Nghe các đồng nghiệp ca tụng về Trương Tuyết Mai, một vài vị mày râu còn kháo nhau: Nàng xinh đẹp, dịu dàng là thế mà luôn chứa chất trong lòng một trời giông bão, tôi bỗng tò mò và có nhu cầu… muốn gặp chị. Đang chưa có dịp (vì chị sống ở Sài Gòn) thì một Đại hội nhạc sĩ toàn quốc diễn ra.

Có người chỉ cho tôi: “Trương Tuyết Mai kia kìa”. Đó là năm 1995. Tôi nhìn chị sao mà cứ ngờ ngợ. Rõ ràng là con người này mình đã gặp ở đâu đó trong đời vì trông quen lắm. Moi tìm, lục soát trong ký ức, huy động hết công suất của bộ nhớ, cuối cùng tôi đã nhớ ra: Cách đây rất lâu, năm 1959, tôi có dịp học trường cấp 2 Sa Đéc ở thị xã Phú Thọ, vẫn thấy một bạn nữ người miền Nam luôn mặc bộ bà ba đen, cổ quấn khăn rằn, xinh tươi duyên dáng chỉ huy dàn đồng ca toàn trường mỗi dịp liên hoan văn nghệ. Cô bạn gái này hát cũng khá hay, nhưng độc đáo nhất vẫn là “cầm càng”. Tôi cũng thường đơn ca, nhưng không chịu đứng vào dàn đồng ca trên. Trong lòng tôi rất thích cô bạn này, nhưng thấy hơn tuổi - tuy học cùng một khối lớp 6 - lại xinh tươi, người miền Nam, nghe nói có ông bố làm gì đó ở Nhà máy chè Phú Thọ, tôi trở nên rụt rè nhút nhát, chỉ đứng từ xa ngắm nhìn mà chẳng dám làm quen, Tôi chỉ học ở trường này một học kỳ rồi theo cha về Hà Nội. Thế là tôi từ biệt xứ sở trung du với những rừng cọ, đồi chè và hình bóng một cô gái miền Nam tài hoa, xinh đẹp, chỉ là những thoáng mộng vẩn vơ, mơ hồ trong tôi…

Tại Đại hội nhạc sĩ lần ấy, tôi cứ đấu tranh tư tưởng mãi xem có nên gặp Trương Tuyết Mai để hỏi ngọn ngành hay không. Nhưng sợ nhầm hoá vô duyên nên lại thôi. Cho mãi tới kỳ Đại hội nhạc sĩ năm 2005 - tình cờ gặp chị ở nhà một nhạc sĩ đàn anh, tôi mới tiếp xúc với chị. Và người nữ nhạc sĩ nổi tiếng đã đúng là cô nữ sinh trung học ở thị xã Phú Thọ năm xưa.

Bài viết này sắp kết thúc. Hẳn bạn đọc sẽ ngạc nhiên về cái “tít”. Sao? Trương Tuyết Mai liên quan chi đến những cơn bão? Và đó là bão gì? Vâng. Đến khi tiếp xúc với chị, tôi được biết rằng chị đã trải qua nhiều cơn bão… lòng! Bão ập đến khiến chị đã có được những cuộc sum họp. Nhưng rồi bão tố tan để lại những năm tháng trống vắng. Tâm hồn tưởng như bình yên mà quạnh quẽ, đơn lạnh. Rồi cơn bão thứ hai đến để lặp lại những chu kỳ buồn vui như trước.

Cứ thế phải vài ba lần… để đến bây giờ, khi đã ở bên kia dốc cuộc đời, chị vẫn chỉ sống với một cây đàn, những bản thảo và những dự định sáng tác thầm kín trong lòng. Những cơn bão đến rồi đi qua cõi lòng chị, in những dấu ấn kỷ niệm khác nhau - dĩ nhiên - nhưng đã để lại những di sản thật quý báu. Đó là hạnh phúc vô cùng lớn lao của chị. Con trai và con gái chị đều là nhạc sĩ. Cô Dạ Lam tốt nghiệp đại học pi-a-nô đang sống ở Đức, sớm bộc lộ tài năng sáng tác. Trong chương trình Bài hát Việt năm 2005 trên Truyền hình Trung ương, cô được khán giả bầu chọn qua điện thoại bài Mẹ tôi (giải nhất).

Trương Tuyết Mai và … những cơn bão - 3

Ở Trương Tuyết Mai người ta sẽ thấy sự đa cảm và đa đoan, ẩn chứa bên trong một tính cách rất dịu dàng, đôn hậu.

Bài Huế - tình yêu của tôi cũng được ra đời từ một cơn bão, nhưng đây là bão thiên nhiên. Đó là cơn bão số 8 năm 1985 tàn phá Huế dữ dội, khốc liệt nhất trong lịch sử. MườiMưòi năm trước đó, Trương Tuyết Mai đã có dịp đến Huế lần đầu tiên. Chị nặng tình với thành phố cố đô từ đây. Trái tim đa cảm củacuả một tấm lòng đôn hậu đã khiến chị dễ xúc động và chia sẻ với mọi rủi ro củacuả bà con Huế. Chị tâm sự: “Tôi cảm thấy mình cần phảiphaỉ làm một việc gì đó góp cùng bà con, gánh bớt khó khăn. Tôi chẳng có thể làm được gì, là nhạc sĩ, chỉ biết sáng tác. Tiếp được bài thơ củacuả Đỗ Thị Thanh Bình, tôi liền phổ nhạc ngay…”. Chị lại nói: “Không có cơn bão đó chưa chắc tôi đã có được bài hát này”.

Trương Tuyết Mai còn rất nhiều dự định sáng tác. Tổng số chị viết được hơn 300 bài, đề cập đến nhiều vấn đề, liên quan đến nhiều vùng quê hương đất nước. Phần lớn được chị viết ra từ sự trăn trở, ấp ủ và cảm xúc dạt dào. Nhưng chỉ cần một Huế - tình yêu của tôi đã đủ đưa chị lên ngôi số một trong đội ngũ ít ỏi những người đẹp là nhạc sĩ ở nước ta.

Đa cảm và đa đoan, ẩn chứa bên trong một tính cách rất dịu dàng, đôn hậu. Phong thái rất nữ tính, luôn khoan thai, nhẹ nhàng, từ tốn, vẫn còn nhiều vẻ e ấp thời con gái xa xưa, nhưng lại từng hứng đựng nhiều giông bão trong lòng. Đó là tất cả Trương Tuyết Mai - người nữ nhạc sĩ luôn được đồng nghiệpnghiêp và công chúng ưu ái, cảm thông và trân trọng./.

Nguyễn Đình San

Tin liên quan

Tin mới nhất

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Ngày 23/4, đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo tham vấn "Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng" nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng về chuyển đổi năng lượng giữa các thành phần xã