Họa sĩ Lê Văn Đệ: Người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam

Họa sĩ Lê Văn Đệ (1906 - 1966) xuất thân trong một gia đình địa chủ ở Mỏ Cày, Bến Tre. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp trường trung học Lasan Tabert (Sài Gòn), Lê Văn Đệ quyết tâm thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, bất chấp sự phản đối của gia đình. Năm 1925, ông là một trong 10 sinh viên đầu tiên của trường. Hiệu trưởng Victor Tardieu từng nhận xét: “Lê Văn Đệ là một chàng trai nghiêm túc, giỏi tiếng Pháp, được các bạn trong lớp bầu làm lớp trưởng mấy năm liền”. Năm 1930, ông tốt nghiệp thủ khoa.

Lê Văn Đệ là một bậc thầy về tranh lụa Việt Nam. Ông am hiểu sâu rộng nghệ thuật phương Tây cũng như phương Đông. Ông góp công lớn trong việc đặt nền móng vững chắc cho Nghệ thuật Hiện đại Miền Nam. Họa sĩ Lê Văn Đệ cũng luôn dành nhiều thời gian và tâm sức trong việc giáo dục, đào tạo thế hệ họa sĩ tài năng sau này.

Năm 1925, sau khi tốt nghiệp trung học, ông thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Hà Nội và đỗ thủ khoa. Trong những năm theo học ở trường Cao đẳng Mỹ thuật, ông luôn được xếp vào hạng sinh viên xuất sắc của trường. Năm 1930, Lê Văn Đệ tốt nghiệp thủ khoa và được ghi nhận là họa sĩ sở trường về thể loại tranh lụa, tranh sơn dầu và bích họa.

Năm 1931, ông sang Pháp học tại Trường Mỹ thuật Quốc gia Pháp, chuyên ngành sơn dầu. Năm 1933, ông đoạt giải nhì cuộc thi do Hiệp hội nghệ sĩ quốc gia Pháp tổ chức với ba tác phẩm Ông thầy bói, Trên sân ga Montparnasse, Cô gái trang điểm. Tại Triển lãm Quốc gia về các danh họa Pháp năm 1934, Bộ Văn hóa Pháp đã chọn mua bức tranh Trong gia đình của ông để trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Luxembourg.

Họa sĩ Lê Văn Đệ là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (nay là Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM) vào năm 1954. Họa sĩ cũng là người chịu trách nhiệm trang trí cho Lễ Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.

Họa sĩ Lê Văn Đệ: Người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam - 1

Chân dung họa sĩ Lê Văn Đệ

Năm 1931, Lê Văn Đệ được học bổng của Hội SAMPIC sang học tại trường Cao đẳng Quốc gia Mỹ thuật Pháp ở Thủ đô Paris. Trong thời gian học tại Paris, nhiều tác phẩm của ông đã gây được sự chú ý trong giới nghệ thuật. Với thành tích này xuất sắc, ông được nhận tiếp một học bổng đi tu nghiệp thêm về hội họa tại Ý và Hy Lạp.

Họa sĩ Lê Văn Đệ: Người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam - 2

Họa sĩ Lê Văn Đệ (1906 - 1966) xuất thân trong một gia đình địa chủ ở Mỏ Cày, Bến Tre

Một số tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Lê Văn Đệ

Đề tài tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Đệ xoay quanh cuộc sống đời thường giản dị, dân dã. Các tác phẩm tranh lụa của ông thường óng ả, mềm mại, thớ lụa rõ ràng, bố cục mạch lạc tạo nên cảm giác trong trẻo, dịu dàng. Ông đã có những tìm tòi độc đáo như dùng màu sắc thiên nhiên thay thế cho màu hóa học, để làm tăng thêm chất hiện thực và vẻ mềm mại của loại tranh lụa.Họa sĩ Lê Văn Đệ: Người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam - 3

Tác phẩm “Nắng Hè” rất nổi tiếng của họa sĩ Lê Văn Đệ

Họa sĩ Lê Văn Đệ: Người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam - 4

Tác phẩm “Trong Gia Đình” (1934)

Thời gian về nước là giai đoạn ông hoàn thiện kỹ thuật vẽ tranh lụa. Tác phẩm của ông thời kỳ này phối hợp giữa nền hội họa Thủy Mặc nổi tiếng của Trung Quốc, với bố cục và tỷ lệ vàng của các họa sĩ thời phục hưng ở Châu Âu, sáng tạo ra nền hội họa tranh lụa truyền thống Việt Nam.

Họa sĩ Lê Văn Đệ: Người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam - 5

Tác phẩm “Ba cậu bé”

Họa sĩ Lê Văn Đệ: Người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam - 6

Tác phẩm “Thiếu nữ bên cầu ao”

Họa sĩ Lê Văn Đệ: Người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam - 7

Tác phẩm “Thiếu nữ”

Họa sĩ Lê Văn Đệ đã có sự đóng góp lớn lao đưa nền mỹ thuật của Việt Nam tiếp cận với khách quốc tế và tiến tới hội nhập mạnh mẽ hơn với thế giới. Không những vậy, ông đã giáo dục đào đạo được một đội ngũ nghệ sĩ tài năng tiếp tục đóng góp cho nền hội họa nước nhà.

Bức tranh Đôi bờ sông Hồng của họa sĩ Lê Văn Đệ bán giá 220.000 euro (5,4 tỉ đồng) trong phiên đấu giá của nhà Millon/Asium tại Paris tối 24/6/2022. Số tiền trên (chưa bao gồm thuế và phí) đưa tác phẩm Đôi bờ sông Hồng (53,5 cm x 100,5 cm) đạt giá cao nhất trong phiên đấu giá tranh Mỹ thuật Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại. Bức tranh sơn dầu trên canvas ra đời từ năm 1930, miêu tả cảnh hai bên bờ sông Hồng với những ngôi nhà nổi, những chiếc thuyền và con người chung quanh. Họa sĩ Lê Văn Đệ lưu lại bút tích, ghi ngày tháng ở góc dưới cùng bên trái của tác phẩm.

Họa sĩ Lê Văn Đệ: Người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam - 8

Bức tranh Đôi bờ sông Hồng của Lê Văn Đệ bán giá 220.000 euro (5,4 tỉ đồng)

Theo tài liệu trong Văn khố của Victor Tardieu, Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp (INHA), bức tranh đã được trưng bày tại Triển lãm Thuộc địa Paris diễn ra từ ngày 6/5 đến ngày 15/11/1931. Trong bài viết Mỹ thuật tại Triển lãm Thuộc địa, Kỷ nguyên Angkor ra ngày 1/9/1931 trên tờ l'Œuvres, nhà báo Adolphe Tabarant nhận xét bức Đôi bờ sông Hồng là “sự hòa hợp giữa phong cách khắc gỗ Nhật Bản và chủ nghĩa hậu ấn tượng”.

Bức thư của Blanchard de la Brosse - Giám đốc Sở Kinh tế Đông Dương - gửi ông Victor Tardieu ngày 21/12/1932 ghi rõ hai bức tranh sơn dầu của Lê Văn Đệ gửi tham dự triển lãm là Đôi bờ sông Hồng và Chiếc thuyền trên sông Hồng đã được bán ngay tại lúc đó. Bức Đôi bờ sông Hồng vẫn nằm trong bộ sưu tập tư nhân của Pháp cho đến khi được đưa ra đấu giá.

Họa sĩ Lê Văn Đệ đã áp dụng kỹ thuật phối cảnh xa gần - điều ít được biết đến trong mỹ thuật châu Á lúc bấy giờ - để miêu tả các lớp cảnh, tạo chiều sâu cho tác phẩm. Lê Văn Đệ đã lấy màu nâu làm chủ đạo, có độ đậm nhạt khác nhau để miêu tả vẻ hoang sơ của bãi sông Hồng lúc bấy giờ.

PV (Tổng hợp)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết "Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Báo Hà Nội mới vừa tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống